Một vài qui định trong kiểm định an toàn máy móc và thiết bị

Máy móc thiết bị hay vật tư thuộc vào diện có yêu cầu nghiêm ngặc về an toàn vệ sinh lao động thì buộc lòng phải kiểm định chúng tuy nhiên khi kiểm định chúng ta phải lưu ý một số qui định sau đây để phù hợp với yêu cầu của pháp luật .

 
Các đối tượng kiểm định an toàn lao động :
 
1. Đối tượng kiểm định nhóm A (nhóm A) là nồi hơi nhà máy điện.
2. Đối tượng kiểm định nhóm B (nhóm B) là nồi hơi công nghiệp có áp suất trên 16 bar, bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng.
3. Đối tượng kiểm định nhóm C (nhóm C) là hệ thống điều chế, nạp, cấp, bình, bồn, bể chứa sản phẩm dầu khí, khí dầu mỏ (LPG, LNG, CNG), đường ống vận chuyển, phân phối khí dầu mỏ cố định bằng kim loại và đường ống công nghệ trong các công trình dầu khí trên đất liền.
4. Đối tượng kiểm định nhóm D (nhóm D) là chai chứa LPG.
5. Đối tượng kiểm định nhóm E (nhóm E) là cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và dàn chống tự hành sử dụng trong khai thác hầm lò.
6. Đối tượng kiểm định nhóm G (nhóm G) là tời, trục tải mỏ.
7. Đối tượng kiểm định nhóm H (nhóm H) là thiết bị điện phòng nổ.
8. Đối tượng kiểm định nhóm I (nhóm I) là máy nổ mìn điện (trừ máy nổ mìn điện phòng nổ).
 
Tiêu chuẩn người phụ trách kỹ thuật hoạt động kiểm định quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 4 của Nghị định 44/2016/NĐ-CP theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:
 
1. Đối với nhóm A
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định nồi hơi nhà máy điện tối thiểu là 03 năm.
2. Đối với nhóm B, C
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm B, C tối thiểu là 03 năm.
3. Đối với nhóm D
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành nhiệt, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm D tối thiểu là 03 năm.
4. Đối với nhóm E
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm E tối thiểu là 03 năm.
5. Đối với nhóm G
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí, cơ điện, máy xây dựng, tự động hóa hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm G tối thiểu là 03 năm.
6. Đối với nhóm H
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ khí, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm H tối thiểu là 03 năm.
7. Đối với nhóm I
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện, tự động hóa, cơ điện hoặc tương đương có kinh nghiệm kiểm định thiết bị nhóm I tối thiểu là 03 năm.
 
Nội dung, thời gian huấn luyện, bồi dưỡng
 
1. Nội dung huấn luyện
a) Lý thuyết chung
 
- Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác an toàn, vệ sinh lao động và hoạt động kiểm định;
- Tổng quan về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, tiêu chuẩn quốc gia có liên quan đến hoạt động kiểm định;
- Tổng quan về hệ thống quy trình kiểm định;
- Tổng quan về các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, phương tiện, dụng cụ phục vụ công tác kiểm định;
- Phương pháp đánh giá rủi ro, biện pháp an toàn liên quan đến hoạt động kiểm định.
 
b) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với thiết bị nhóm A, B, C, D, E, G và I
 
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia áp dụng;
- Phân loại, nguyên lý cấu tạo, đặc tính cơ bản;
- Yêu cầu về thiết bị đo kiểm và an toàn;
- Yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thiết kế, chế tạo, lắp đặt, thử nghiệm, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa đối tượng kiểm định;
- Các yếu tố nguy hiểm đặc trưng của đối tượng được kiểm định và các sự cố thường gặp đối với đối tượng kiểm định;
- Các tính toán liên quan đến việc đánh giá an toàn trong quá trình kiểm định máy, thiết bị;
- Kỹ thuật đánh giá chất lượng mối hàn;
- Kỹ thuật kiểm tra không phá hủy;
- Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định;
- Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định;
- Huấn luyện thực hành liên quan đến kỹ năng, nghiệp vụ kiểm định từng đối tượng cụ thể (tại hiện trường hoặc trên phần mềm, mô hình mô phỏng).
 
c) Lý thuyết chuyên ngành và thực hành kiểm định đối với nhóm thiết bị H
 
Như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và:
- Môi trường khí cháy và bụi nổ: Đặc điểm, phân loại vùng nguy hiểm;
- Kiểm tra, bảo trì, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị điện trong môi trường khí nổ.
 
2. Nội dung bồi dưỡng
 
a) Cập nhật các quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia và các quy định mới liên quan đến nội dung huấn luyện tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Hướng dẫn sử dụng dụng cụ, thiết bị kiểm định mới trang bị;
c) Quy trình kiểm định và tổ chức thực hiện công tác kiểm định đối với đối tượng kiểm định.
 
3. Thời gian huấn luyện, bồi dưỡng
 
Căn cứ vào đối tượng huấn luyện, bồi dưỡng tổ chức huấn Luyện nghiệp vụ kiểm định xây dựng nội dung chi tiết và thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nhưng không ít hơn 06 ngày đối với huấn luyện, không ít hơn 02 ngày đối với bồi dưỡng.
 
Tin liên quan

HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN



        ☎   0832.102.102

        ☎   0832.102.102

Hỗ trợ trực tuyến

( Vui lòng gởi mail hoặc gọi vào Hotline để được hổ trợ tốt nhất )

đăng ký nhận mail

0832.102.102
zalo-icon